Nhắc đến xuất xứ của sản phẩm, nhiều người lầm tưởng khái niệm “Product of” và “Made in”. Tuy nhiên, thực chất, đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Hanoli đi sau vào từng khái niệm nhé!
“Made in”
Có lẽ người tiêu dùng sẽ cảm thấy quen thuộc với cụm từ này. Bởi chúng xuất hiện khá nhiều trên thị trường và được in ấn ở nhiều sản phẩm thông dụng. Có thể kể đến như quần áo “made in Vietnam”, giày dép “made in China”,… Đối với loại sản phẩm dán nhãn “made in” sẽ cần ít nhất 50 – 70% thành phần được chế biến và đóng gói tại quốc gia đó. Trong đó, 30 – 50% còn lại đến từ các nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nguồn trên thế giới. Bao quát hơn, các sản phẩm gắn nhãn “made in” có thể được hiểu là không được sản xuất hoàn toàn tại quốc gia đó.
“Product of”
Đối với đa số người tiêu dùng, cụm từ này sẽ khá xa lạ. Đây là bởi không nhiều sản phẩm trên thị trường đạt đủ tiêu chuẩn để được sử dụng loại nhãn mác này. Với “made in”, các sản phẩm gắn nhãn này chỉ chủ yếu được đóng gói tại quốc gia đó. Còn sản phẩm “product of” phải được chế biến, sản xuất, kiểm duyệt và sử dụng nguyên liệu 100% nội địa. Cụ thể, các sản phẩm “product of” sẽ phải trải qua quy trình kiểm soát nghiêm ngặt và đòi hỏi độ chính xác cao hơn.
Một khi đạt đủ tiêu chuẩn, sản phẩm đó sẽ được xếp vào hạng chất lượng cao. Sản phẩm còn mang sự thuần túy quốc gia, không bị lai tạp dù chỉ 1% quy trình sản xuất.
Nhãn “Product of” và “Made in” trên thế giới
Nhãn mác xuất xứ tại Úc
Theo Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc, sự khác biệt giữa nhãn “Made in Australia” và “Product of Australia” được thể hiện như sau:
Made in Australia: Sản phẩm mang mác “Made in Australia” phải được làm từ ít nhất 80% nguyên liệu Úc. Ví dụ: Một ổ bánh mì được dán nhãn “Made in Australia” có 80% thành phần từ Úc. Tức là bánh mì được nướng tại Úc, sử dụng phần lớn nguyên liệu của Úc.
Product of Australia: Sản phẩm mang mác “Product of Pasta” chỉ sử dụng duy nhất thành phần từ Úc. Ví dụ: Một gói mỳ pasta được dán nhãn “Product of Australia” có nghĩa là mỳ hoàn toàn được làm từ nguyên liệu của Úc trong quá trình sản xuất.
Nhãn mác xuất xứ tại Canada
Theo trang web chính thống của Chính phủ Canada, để được dán nhãn “Made in Canada” và “Product of Canada”, sản phẩm sẽ cần đạt được những điều kiện khác nhau, đó là:
Với nhãn “Made in Canada”:
- Khi hàng hoá trải qua quá trình biến đổi đáng kể lần cuối, quá trình này diễn ra tại Canada
- Ít nhất 51% chi phí trực tiếp để sản xuất hoặc chế tạo hàng hoá xảy ra tại Canada
- Nhãn “Made in Canada” đi kèm với thông báo phù hợp về chất lượng. Ví dụ như “Sản xuất tại Canada với các bộ phận nhập khẩu” hoặc “Sản xuất tại Canada với các bộ phận nội địa và nhập khẩu”. Điều này cũng có thể bao gồm thông tin cụ thể hơn. Ví dụ như “Sản xuất tại Canada với 60% thành phần Canada và 40% thành phần nhập khẩu”.
Với nhãn “Product of Canada”:
- Quá trình biến đổi sản phẩm cuối cùng diễn ra tại Canada
- Tất cả hoặc hầu như tất cả (ít nhất 98%) tổng chi phí trực tiếp để sản xuất hoặc chế tạo hàng hoá xảy ra tại Canada.
Hanoli tự hào Đại sứ dầu Oliu Hy Lạp
Với thâm niên 10 năm có mặt trên thị trường, Hanoli tự hào giữ vững danh hiệu Đại sứ Oliu Hy Lạp, đủ tiêu chuẩn gán nhãn “Product of Greek”, trở thành công ty Oliu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam nhập khẩu và phân phối các sản phẩm dầu, quả oliu Hy Lạp. Công ty cổ phần Oliu Hà Nội đã đạt chứng nhận Quốc tế chỉ số “Tín Nhiệm Chất Lượng Toàn cầu –Thương hiệu uy tín năm 2016″ được tổ chức tại Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, các sản phẩm từ oliu tại Hanoli được chiết xuất 100% từ oliu Hy Lạp. Sản phẩm KHÔNG hóa chất độc hại, KHÔNG gây tác dụng phụ, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm đã được nhiều khách hàng Việt trên cả nước tin dùng và đánh giá cao không chỉ bởi chất lượng mà còn cả bởi sự uy tín, nhiệt tình của Hanoli. Không chỉ thế, sản phẩm được nhiều đơn vị bán lẻ và chuỗi siêu thị tin tưởng cung cấp đến người tiêu dùng khắp cả nước từ Bắc đến Nam.
Giám đốc Công Ty Hanoli JSC cùng Đại sứ Hy Lạp tại Hà Nội