Dầu oliu giàu chất béo, dễ hấp thụ và được xem là thành phần có lợi cho cơ thể và tuyệt đối không chứa các loại protein hay chất bột ở bất kỳ dạng nào. Ngoài ra, dầu oliu còn chứa rất nhiều khoáng chất cũng như vi chất có lợi cho sức khỏe như vitamin, acid amin… Chính vì thế dầu oliu đang là một loại sản phẩm mà chị em rất thích sử dụng trong việc chế biến thực phẩm cũng như làm đẹp.
Tuy nhiên dầu oliu nguyên chất khá đắt do được chiết từ quả oliu bằng quá trình ép lạnh có kiểm soát. Để phân biệt và tìm ra loại nào nguyên chất đúng như lợi ích của trái oliu thì không phải ai cũng biết. Do đó, bạn phải tìm hiểu từng loại dầu một cách cẩn thận.
PHÂN LOẠI DẦU OLIU
Dầu oliu Extra virgin: là dầu từ lần ép đầu tiên của quả olive nên được xem là tốt nhất, ít qua xử lý nhất. Loại này thu được bằng phương pháp cơ học và vật lý trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát. Nó có hương vị hoàn hảo, hương liệu không quá 1% (1 gram hương vị cho mỗi 100 gram dầu) và không có acid oleic. Càng ít qua xử lý thì dầu olive càng đảm bảo được chất lượng cũng như hương vị.
Dầu ôliu virgin (tinh chất). Nếu bạn muốn món ăn chất lượng và đậm đà hương vị, bạn có thể chọn loại dầu ôliu virgin (tinh chất) với công thức ép lạnh. Loại dầu này được xếp thứ hai trong các loại dầu ôliu là “nguyên chất” – “Virgin”. Dầu nguyên chất Virgin thu được từ lần ép nguội đầu tiên nhưng chứa nhiều axít hơn: 2%/ 100gram. Virgin oils là loại ít mùi hơn và không nhẹ như dầu siêu nguyên chất Extra Virgin oils.
Dầu ôliu thuần khiết – PURE Olive oil chất lượng thấp hơn dầu siêu nguyên chất- Extra Virgin và Virgin và được trộn với dầu ép lại; không thích hợp với các món salad hoặc trộn. Loại dầu này thích hợp với nhiệt độ cao, dùng để chiên, rán, xào.
LIGHT – dầu nhẹ do lọc lại nhiều lần, trong một số trường hợp còn được trộn thêm các loại dầu khác. Dầu Extra light có màu sắc nhạt hơn loại nguyên chất.
4 bước nhận biết dầu oliu nguyên chất
1. Vị của dầu oliu Extra virgin sẽ khác biệt với dầu nhái. Dầu oliu Extra virgin thật sẽ có hương vị trái cây và hơi the cay. Điều này được kiểm chứng chính xác nhất nếu bạn có 1 chai chuẩn mua ở các chợ nông sản của nông dân Ý, Úc…
2. Hãy tìm tem niêm phong của Hội đồng dầu oliu quốc tế (IOC).
COOC: Ở châu Âu và Bắc Mỹ, các chai dầu olive thường có thêm logo chứng nhận trên nhãn chai để đánh giá chất lượng. Một trong những logo có uy tín nhất là COOC, viết tắt của California Olive Oil Council (Hội đồng dầu olive California – Mỹ). Đây là chứng nhận dầu olive 100% Extra Virgin. Vì vậy, nếu thấy logo COOC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm mình đang sử dụng loại dầu nguyên chất nhất.
Ngoài ra các chứng nhận “AOC”, “DOP” , “DPO” hoặc “DO” cũng là dầu nguyên chất. “AOC” là chứng nhận của Pháp, “DOP” hoặc “DPO” là chứng nhận của Ý (Denominazione d’Origine Protetta), còn “DO” là chứng nhận của Tây Ban Nha (Denominacion de Origen).
3. Khi bạn đặt dầu oliu Extra virgin trong tủ lạnh, nếu dầu nở thêm ra (dầu dâng lên một lớp nước có nghĩa là có sự pha trộn của dầu khác trong đó) và nếu dầu bị đông lạnh lại thì chắc chắn không phải dầu oliu Extra virgin 100%.
4. Tốt nhất là mua dầu oliu được sản xuất từ vụ mùa năm nay, vì vậy hãy tìm ngày thu hoạch. Nếu không có, nhìn vào hạn sử dụng, nó sẽ là trong vòng hai năm sau khi dầu được đóng chai.
Bảo quản dầu olive như thế nào?
Dầu olive nên được sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp, nên đựng trong chai thủy tinh sậm màu, giữ lạnh và tránh ánh sáng. Nếu bảo quản không tốt hoặc để quá thời gian này thì chất lượng dầu olive giảm đi đáng kể cho dù là loại tốt nhất. Lúc đó giá trị dinh dưỡng hay làm đẹp không còn như trước.
Sau khi mua về thì tốt nhất nên san ra một chai nhỏ để dùng dần nhằm hạn chế quá trình oxy hóa do mở nắp.
(Tổng hợp từ Internet)