Doanh nhân Bùi Tú Ngọc – Giám đốc Cty CP Oliu Hà Nội (Hanoli) cho biết, sau chuyến tháp tùng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham dự Hội nghị Phụ nữ thượng đỉnh toàn cầu, chị có thêm nhiều giá trị, nhiều cơ hội cho bản thân và doanh nghiệp.

Doanh Nhân Bùi Tú Ngọc (đứng thứ 2 từ bìa phải vào) trong chuyến tháp tùng Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham dự Hội nghị phụ nữ thượng đỉnh tại Pháp Hanoli của bà là đơn vị duy nhất tại VN nhập khẩu trực tiếp dầu ô liu từ Hy Lạp về VN. Sau gần 4 năm Hanoli đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, mặc dù vừa phải tạo ra xu hướng tiêu dùng mới vừa phát triển kinh doanh. Tạo ra xu hướng mới về dầu ăn oliu– Thưa bà, trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự phục hồi, Hanoli gặp phải những khó khăn gì ? Liệu trong khó khăn đó, Cty có tìm ra được những lợi thế tạo thuận lợi cho sự phát triển của mình ? Có chứ. Khủng hoảng kinh tế đã ít nhiều ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Hanoli, nhưng Hanoli vẫn trụ vững. Điều này được thể hiện bằng doanh thu của cty vẫn tăng trưởng trên dưới 16%. Có được điều đó là do gần 4 năm Hanoli đã tạo ra được xu hướng mới trong việc chăm sóc sức khỏe thông qua những chai dầu ăn oliu Hy Lạp. Một vấn đề cần nhấn mạnh là Hanoli đang gặp phải nạn hàng nhái hàng giả, hàng kém chất lượng. Họ nhập dầu ăn Tây Ban Nha nhưng lại dán nhãn mác y chang Hy Lạp để đánh lừa người tiêu dùng. Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên sao lại lấy danh nghĩa là của bên y tế nhằm giới thiệu các sản phẩm đó tới các phụ lão và nói là dầu oliu Hy Lạp nhưng bán với giá mua 1 tặng 1. Điều này gây hiểu nhầm, cũng như làm mất uy tín các DN chân chính như Hanoli. Khó khăn tiếp theo mà Hanoli gặp phải là thời tiết năm nay khắc nghiệt nên sản lượng giảm đáng kể. Từ đầu năm 2014, sản lượng thu hoạch, sản xuất của các đối tác Hy Lạp chỉ đạt có 40% nên họ có ý muốn tăng giá. Nhưng Cty đã có kinh nghiệm trong chuyện này nên đã đặt hết tiền cho cả năm 2014, tránh được rủi ro thời tiết cũng như rủi ro tỷ giá. Ngược lại với những khó khăn thì Hanoli lại có được nguồn động viên rất lớn từ một tạp chí nước ngoài là Tạp chí Euromonitor International – quý 1/2014. Tạp chí định hướng cho các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào thị trường dầu ăn Việt Nam. Những thông tin trên tạp chí này cho tôi thấy được bức tranh toàn cảnh của thị trường dầu thực vật tại VN. Họ đánh giá sự tăng trưởng, xu hướng sử dụng dầu ăn trong tương lai ở VN. Họ dự báo dung lượng thị trường trong vòng 3 – 5 năm tới sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Và trong một báo cáo gần nhất là vào quý I/2014 tạp chí này đã đánh giá Hanoli đứng thứ 2 trong tất cả các Cty phân phối dầu oliu trong khi đó Hanoli mới xuất hiện trên thị trường hơn 3 năm. Đó chính là nguồn động lực để Hanoli vững bước phát triển. – Với nhận định của tạp chí Euromonitor International có củng cố cho bà niềm tin vào con đường mình đang đi ? Tất nhiên là có, với nhận định xu hướng sử dụng dầu oliu ở VN được đánh giá là sẽ tăng trưởng đã làm cho tôi yên tâm hơn về con đường mình chọn. Bây giờ tôi rất vui mỗi khi có khách hàng hỏi “cho tôi mua một chai dầu ăn oliu Hy Lạp” – điều không thể có cách đây 3 năm. Điều đó giúp mình vững tin khi đã suy nghĩ đúng về xu hướng mới về dầu ăn oliu. Một điều nữa khẳng định thêm vị trí của Hanoli là khi làm việc với cá đối tác Hy Lạp họ đánh giá cao Hanoli cũng như đánh giá cao sự nghiêm túc của các đối tác VN. Họ rất sợ làm việc với các đối tác Trung Quốc sự không trung thực và sự ăn xổi của các DN này. – Được biết các sản phẩm của Hanoli được phân phối qua hinh thức phát triển các chuỗi bán lẻ. Vậy việc phát triển các chuỗi này đã mang lại những thành công thế nào, thưa bà? Ban đầu Hanoli chỉ có một showroom tại 30 Nam Ngư, Hà Nội và một trụ sở chính, thì nay đã có 2 showroom tại Hà Nội, 1 showroom tại TP HCM cùng với hàng chục các hệ thống nhượng quyền (franchise) tại các thành phố lớn phía Bắc. Mục tiêu ban đầu Cty đặt ra nhằm phát triển hệ thống nhượng quyền là 50% thị trường cả nước. Tuy nhiên, hiện Hanoli đã có mặt tại 36 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, Cty còn phân phối qua kênh siêu thị. Tuy nhiên, hệ thống chuỗi lại có hiệu quả cao hơn hệ thống các siêu thị. Bởi các siêu thị đòi chiết khấu cao, nhưng lại chậm trả tiền và doanh số tiêu thụ chưa cao. Đã có siêu thị nợ Hanoli tới hàng năm trời thì làm sao còn lãi. Nên chúng tôi chỉ đặt ra mục tiêu là có mặt ở các siêu thị để hình ảnh của Hanoli được tăng lên trong mắt người tiêu dùng. Còn lại tập trung cho các chuỗi phân phối, đại lý bởi họ sẽ là những người trực tiếp chia sẻ và hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm của Hanoli. – Việc mở các chuỗi này có gặp rủi ro gì lớn và giải pháp chị đã đưa ra? Đối với các đại lý tại các tỉnh thành khi muốn là đối tác của Hanoli thì phải các hợp đồng nguyên tắc rất chặt chẽ nên sự rự rủi ro cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có những thị trường mà mình không lường trước được như thị trường Huế. Trong khi đó các thị trường tại 6 tỉnh sát biên giới vùng cao được đánh giá thấp hơn thì họ lại có sức mua tốt hơn. Điều này giúp Cty biết dừng lại để phân tích kỹ lưỡng hơn và phải đầu tư thêm cho việc nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc. Có một cách tiếp cận với các thị trường khác trong 6 tháng cưới năm. Một giải pháp nữa mà Hanoli đang hướng tới đó là các nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên, bước đầu gặp trở ngại bởi dầu Tây Ban Nha giá rẻ hơn chỉ bằng 2/3 giá dầu oliu Hy Lạp, trong khi các đối tác không chịu xuống giá. Bởi lẽ các nhà hàng họ chỉ nấu cho thực khách ăn chứ họ có như các hộ gia đình xử dụng cho nhà mình. Chưa kể hàng nhái hàng giả. Họ lấy mẫu mã, nhãn mác y chang Hanoli chỉ thay tên khác và bán với giá rẻ hơn rất nhiều. Và nó xảy ra tại các thị trường mà người tiêu dùng ít thông tin như các vùng Tây Nguyên. Điều này gây ra một tiền lệ xấu và hoang mang cho cá đại lý chính thức của Hanoli. Đi “nhặt” những giá trị tốt– Được biết bà vừa tháp tùng Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham dự Hội nghị Phụ nữ thượng đỉnh toàn cầu 2014 tại Pháp. Chuyến đi mang lại cho chị những giá trị gì ? Với chủ đề chung là “Phụ nữ kiến tạo lại nền kinh tế và xã hội” các nữ doanh nhân trên toàn thế giới đã về tham dự và có nhiều đóng góp cho Hội nghị. Trong những phiên chủ điểm, các diễn giả đã trình bày những kỹ năng mà các CEO cần phải có trong thời kỳ khủng hoảng như: kỹ năng đàm phán, thuyết phục, quản trị DN… Đặc biệt, khái niệm “Bird eye view” lần đầu tiên được giới thiệu với các nữ doanh nhân. Nó bắt nguồn từ câu chuyện săn mồi của chim đại bàng. Chim đại bàng một khi đã săn mồi là bay vút lên cao quan sát, lựa chọn và khóa con mồi. Khi đã khóa mục tiêu thì không con mồi nào thoát khỏi móng vuốt của nó. Điều này ứng dụng vào DN cũng vậy. Các DN cần phải nhìn nhận trên vấn đề, đứng ở trên vấn để để nhìn nhận đâu là mục tiêu chính của DN để khóa lại và tạo ra một mốc thời gian cụ thể và cứ bám vào nó mà tiến, không quan tâm tới các mục tiêu nhỏ hay những gì xung quanh nó. – Ngoài ra, năm nào các Hội nghị đều đề cập đến vai trò của truyền thông. Hanoli đã và đang làm như thế nào, thưa bà? Tại hội nghị lần trước cũng như lần này, cac diễn giả đều khẳng định vai trò to lớn của truyền thông đối với sự phát triển của DN. Các DN lớn thì việc họ triển khai truyền thông là không có gì khó khăn bởi họ có ngân sách lớn. Và bài toán đặt ra cho các DN nhỏ và vừa để có được hiệu quả lớn, ngân sách nhỏ là điều rất khó. Nhưng khó không có nghĩa là làm không nổi. Tại hội nghị năm nay, các đại biểu vẫn đánh giá cao vai trò của mạng xã hội với các DN nhỏ. Cty chúng tôi ngoài việc sử dụng các phương tiện nhanh và rẻ nhất như website, các tờ báo giấy, tạp chí uy tín nhưng phải phù hợp với ngân sách, các tờ báo điện tử cũng có hiệu quả rất lớn. Đặc biệt, Hanoli cũng đã áp dụng tất cả các mạng xã hội làm công cụ truyền thông và đã cho hiệu quả rất rõ rệt. – Sau khi hội nghị tại Pháp kết thúc bà đã có thêm chuyến công tác tại Hy Lạp, kết quả của chuyến đi này ra sao, thưa bà?
Mục tiêu của Hanoli là đến năm 2020 sẽ trở thành Cty số 1 VN trong việc phân phối dầu Oliu của Hy Lạp. |
Đúng vậy, để tiết kiệm thời gian và kết hợp cùng một thời gian đi, tôi đã sang Hy Lạp và làm việc với các đối tác và cũng thu được nhiều kết quả khả quan. Trong khi trao đổi về chuyên môn truyền thông, mẫu mã sản phẩm nhận ra rằng mỗi thị trường có cách làm khác nhau và không nên rập khuôn. Người Hy Lạp họ rất đơn giản, không coi trọng hình thức nên vỏ đựng sản phẩm, nhãn mác rất đơn giản thậm chí không có cả sologan còn VN thì lại khác. Ngoài ra, những vấn đề nảy sinh trong năm 2013 đã được giải quyết hết. Từ những chuyến đi mình cũng học hỏi được nhiều. Nên những năm qua tôi luôn chọn cho mình những chuyến đi phù hợp và đi với tâm thế của người đi học. Luôn nhặt cho mình những giá trị tích cực hơn là ngồi chê bai những cái nhỏ nhặt khác. Trong các phiên hội nghị không thể ngồi lắng nghe tất cả nhưng biết lựa chọn chủ để phù hợp và mình quan tâm còn lại thì xin tài liệu về nghiên cứu. Điều đó giúp cho sự biết được tăng lên, sự hiểu cũng tăng nên thì ứng dụng vào đâu cũng rất có hiệu quả. – Vậy mục tiêu bà đang đặt ra cho Hanoli là gì, thưa bà? Hiện Hanoli 2 mảng là dầu ăn oliu Hy Lạp và mỹ phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, Hanoli đang tập trung cho những sản phẩm thiết yếu thuộc về dầu ăn oliu. Còn về mỹ phẩm phải đưa ra một lộ trình phát triển trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Phải “có thực mới vực được đạo” mà. Mục tiêu ban đầu của Hanoli là 3 năm đầu mình phải sống sót, 5 năm tiếp theo phải có lãi và đến năm 2020 phải trở thành công ty số một VN trong lĩnh vực dầu oliu Hy Lạp và góp phần thay đổi thói quen xử dụng thực phẩm của người dân VN.
Nguồn: http://dddn.com.vn