Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và Calories

1. Serving size (Khẩu phần ăn): thể hiện giá trị dinh dưỡng được cung cấp phía dưới tương ứng với khối lượng thức ăn trong khẩu phần ăn. Hiểu đơn giản hơn thì việc bạn ăn đúng 1 khẩu phần ăn được ghi trên bảng thành phần, bạn sẽ nạp vào lượng calo và hàm lượng dinh dưỡng tương ứng với những gì nhãn dán đề cập. Tuy nhiên, khẩu phần ăn không nhất thiết là lượng đồ ăn bạn cần phải ăn. Nó chỉ là lượng thức ăn 1 người bình thường ăn ở chế độ tiêu chuẩn trong ngày.
2. Calories: thể hiện bạn đã nạp bao nhiêu năng lượng (calo) trong 1 khẩu phần ăn. Số khẩu phần mà bạn tiêu thụ sẽ quyết định lượng calo bạn nạp vào cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều calo một ngày rất dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Các chất cần hạn chế

- Chất béo bão hòa (Saturated fat) phần lớn là chất béo động vật. Khi tiệu thụ quá ngưỡng cho phép, chất béo bão hòa có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp.
- Chất béo chuyển hóa (Trans fat) xuất hiện trong dầu thực vật đã hydro hóa một phần. Chúng không đem lại bất kì lợi ích cho sức khỏe cũng như không có mức tiêu thụ an toàn. Chúng làm tăng nồng độ LDL (cholesterol “xấu”) và giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) (cholesterol “tốt”), tạo viêm và gây ra hệ quả kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Cholesterol và Sodium (Natri) là những chất thuộc nhóm các chất dinh dưỡng cần hạn chế. Bởi khi ăn quá nhiều nhóm chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim bệnh, ung thư, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để an toàn cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn những thực phẩm chứa hàm lượng chất trên thấp nhất.
Các chất dinh dưỡng cần thiết

- Chất béo không bão hòa đơn (Monounsaturated fat): thuộc nhóm chất béo có lợi cho sức khỏe, góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ đồng thời cải thiện nồng độ cholesterol trong máu.
- Chất béo không bão hòa đa (Polyunsaturated Fat): chất béo thiết yếu đối với sức khỏe con người, chỉ có thể hấp thụ từ thực phẩm. Có 2 loại chính là omega 3 và 6, giúp hỗ trợ người cao huyết, tăng cường miễn dịch,…
- Protein (Chất đạm): chất đóng vai trò quan trọng trong tất cả quá trình sinh học của cơ thể: tích trữ năng lượng, cân bằng các hoạt động sinh lý…
- Dietary fiber (Chất xơ): hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu, kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ còn giúp phòng chống lại các bênh ung thư miệng, cổ họng.
- Carbohydrate: các chất dinh dưỡng đa lượng được chia làm 3 loại chính: đường, tinh bột và chất xơ. Carb rất quan trọng cho chức năng não bộ, tạo năng lượng cho mọi hoạt động. Cơ thể nhờ chất này có thể phòng chống các bệnh về tim mạch, béo phì…













