Ung thư vú là một căn bệnh hay gặp và chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư của nữ giới trên nhiều quốc gia. Vậy chế độ ăn có vai trò gì trong việc phòng chống, điều trị bệnh ung thư vú? Chế biến thực phẩm cho người bệnh ung thư vú như thế nào để món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng?
Hanoli đã mời bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga (bệnh viện Ung bướu Hưng Việt) và đầu bếp Nguyễn Thị Thanh Uyên giải đáp các thắc mắc trên cho các bạn. Cùng Hanoli tìm hiểu nhé!
Chế độ ăn phòng chống/hỗ trợ điều trị ung thư vú
Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư vú. Trong đó, 20% là do gen di truyền và có tới 80% là do các yếu tố môi trường. Đặc biệt, căn bệnh này ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng, hút thuốc lá thụ động, etc. Vì vậy, để giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú cũng như hỗ trợ điều trị bệnh, chúng ta cũng cần chú ý đến chế độ ăn của mình.
Có nhiều người cho rằng chúng ta nên ăn ít chất để tránh “nuôi lớn” tế bào ung thư. Tuy nhiên, một chế độ ăn đúng cần cung cấp đủ các nhóm chất cho cơ thể để đảm bảo sức đề kháng. Nhất là đối với các bệnh nhân vừa trải qua xạ trị, hoá trị.
Nên hiểu là chế độ ăn của mỗi người bao giờ tính theo kcal trên 1kg cân nặng. Về mặt dinh dưỡng, các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết phải được đáp ứng đầy đủ. Chế độ dinh dưỡng của bạn cần có đủ chất xơ, Glucid, Lipit, Protein, đặc biệt là các Vitamin, Axit Amin chống oxi hoá. Lượng kcal cho 1kg cân nặng với bệnh nhân ung thư vú hay bệnh nhân ung thư nói chung đều là 30-35 kcal/1kg cân nặng mỗi ngày, trong đó có:
- Đạm: 0.8-1.2g/1kg cân nặng
- Lipit: 0.5 – 1g/1kg cân nặng
Cùng với tổng năng lượng như vậy và sự phân bổ các nhóm yếu tố cần thiết trong thực phẩm. Việc tăng cường nhóm vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm A, nhóm retinol hoặc nhóm glutamin đều có tác dụng rất tốt trong quá trình chống oxi hoá trong ung thư nói chung và đặc biệt là ung thư vú. Dầu cá Omega 3 cũng rất tốt cho quá trình điều trị bệnh ung thư vú.
Những loại thực phẩm nên và không nên ăn
Những loại thực phẩm hỗ trợ tốt trong việc phòng chống/hỗ trợ điều trị ung thư vú:
- Rau lá xanh
- Thực phẩm có màu đỏ như cá hồi, gấc, cà chua,….có màu đỏ có lượng retinol A tương đối cao. Khi chúng ta nạp vào cơ thể thì nó có tác dụng chống oxi hoá. Nó tác động vào quá trình tăng sinh của tế bào và quá trình chết của tế bào, từ đó giảm việc phát triển kích thước của khối u.
- Các loại thực phẩm tăng sức đề kháng
- Các thực phẩm tăng cường vitamin C. Vitamin C sẽ có tác dụng trong quá trình “muộn” của khối u khi nó di căn, lan tràn, ngăn ngừa quá trình đó.
- Trà xanh
- Rau chân vịt
Nên tránh ăn hoặc ăn quá nhiều:
- Tránh ăn đồ ôi thiu, đồ quá chua, quá cay
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa Estrogen như đậu nành
- Trong quá trình nghiên cứu, chất folate được nhận thấy có tác động kích thích quá trình nhân lên của tế bào ung thư trong ADN của nó, vì vậy chúng ta không nên cho nhiều folate trong khẩu phần ăn và hạn chế ăn.
Lưu ý: Bạn không nên ăn quá nhiều hay quá ít bất kỳ loại thực phẩm nào. Hãy nạp vừa phải và đầy đủ các nhóm chất khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng, bạn hãy lắng nghe chia sẻ chi tiết hơn của bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga (bệnh viện Ung bướu Hưng Việt) trong video dưới đây nhé!
Hướng dẫn chế biến món ăn ngon miệng cho bệnh nhân ung thư vú
Người bệnh ung thư vú thường có tâm lý không tốt, sức khoẻ yếu, đặc biệt là khi phải trải qua hoá trị, xạ trị. Chính vì vậy, việc chế biến món ăn thật ngon miệng, đẹp mắt là rất cần thiết để giúp bệnh nhân không bị chán ăn, ăn uống tốt hơn.
Trong video dưới đây, đầu bếp Nguyễn Thị Thanh Uyên sẽ hướng dẫn chúng ta nấu 3 món ăn tốt cho bệnh nhân ung thư sao cho hấp dẫn nhất, đó chính là “Canh chua cá hồi” và “Cá hồi áp chảo”.
Canh chua cá hồi:
Cá hồi áp chảo:
Chúng ta đã hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng giúp chống và hỗ trợ điều trị ung thư vú. Ngoài ra, để phòng chống bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư khác, bạn hãy đi thăm khám, tầm soát ung thư thường xuyên tại các bệnh viện ung bướu uy tín nhé!
__________________________












